Thời Gian Làm việc: 8:00 - 17:00, Thứ 2 - 6 ; Thứ 7, 8:00 - 12:00
Email: info@vinagi.vn
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tất cả tấm pin năng lượng mặt trời đều có thể tái chế

Thứ 2, 07/06/2021

Administrator

999

Thứ 2, 07/06/2021

Administrator

999

Với sự phát triển mạnh mẽ của nguồn điện mặt trời trên thế giới và ở Việt Nam, trong vài thập niên tới, lượng các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng sẽ rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Bởi vì có quá nhiều lợi ích từ năng lượng mặt trời nên hầu như nó sẽ là một trong các nguồn điện tiên phong trên thế giới.

     Ảnh minh họa.

Mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương phối hợp Hiệp hội Thông tin, tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam tổ chức hội thảo: “Kinh nghiệm quốc tế về tái chế pin năng lượng mặt trời, áp dụng đối với Việt Nam”.

Vật liệu làm pin mặt trời không độc như mọi người nghĩ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sau khi hết hạn sử dụng có thể thu về đến 99% các tấm pin mặt trời. Các tấm pin mặt trời với hàm lượng thành phần chủ yếu gồm kính, nhôm, silic, keo EVA… là vật liệu không có tính chất độc hại.

Có thể tái chế và thu hồi vật liệu đến 97%. 2% còn lại khuếch tán trong không khí. Trong quá trình thu hồi, một số thành phần sẽ bị đốt cháy, khuếch tán vào trong không khí nhưng chủ yếu là thành phần tạo ra khí clo, không gây độc hại. Nhôm, kính thì có thể tái sử dụng được.

Theo PGS.TS Đặng Đình Thống, thành viên của Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VECEA), đồng thời là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng lắp đặt dàn pin mặt trời trên mặt nước đến môi trường thủy sinh và hiệu suất nguồn điện mặt trời”, hiện nay, trung bình cần khoảng 1,2 ha (12.000 m2) để lắp dàn pin mặt trời có công suất là 1.000 kW (1 MW).

Do vậy, một nhà máy điện mặt trời công suất 150 MW, phải sử dụng đến 429.000 tấm pin mặt trời loại 350 Wp/tấm và cần diện tích khoảng 180 ha (hay 1.800.000 m2) để lắp đặt.

Vì khối lượng các tấm pin mặt trời là rất lớn và ngày càng nhiều hơn nên vấn đề xử lý nguồn thải này đang được các nhà khoa học và công nghệ trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu.

Những “cánh đồng điện mặt trời” gồm hàng nghìn, hàng triệu tấm pin, rộng mênh mông và trải dài hàng trăm héc-ta dễ khiến nhiều người nghĩ rằng, sau khi các nhà máy điện mặt trời kết thúc hoạt động (khoảng sau 20 - 25 năm), đống rác thải từ các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng sẽ khổng lồ và sẽ có thể gây ra thảm họa về môi trường.

Nhưng may mắn thay, phần lớn các vật liệu cấu thành tấm pin là không độc hại và hơn nữa có thể xử lý, tái chế và thu hồi trên 85% khối lượng của chúng để sử dụng lại cho sản xuất tấm pin mặt trời mới, vừa không tạo ra phế thải gây ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng rất lớn và quí báu.

Không nên coi pin mặt trời là rác thải

 
Ảnh minh họa.

Theo ông Trần Đình Sính - Cố vấn kỹ thuật của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), thành phần vật liệu tái chế tấm pin mặt trời đối với nhóm Silic, phần lớn là kính (76%), sau đó đến nhựa (khoảng 10%), nhôm (8%)...

Về công nghệ tái chế, loại Silic được tháo ra, 95% phần kính và 100% kim loại được tái sử dụng. Phần còn lại được xử lý nhiệt và qua một quá trình, khoảng 80% module và 85% Silicon được tái sử dụng.

TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội (Viện Khoa học Việt Nam) luôn nhìn nhận pin mặt trời là tài nguyên, dù hết hạn sử dụng chúng vẫn không phải là rác thải, bởi từ những năm 1980, ông Khải cùng các chuyên gia của nhà máy Z181 đã chế tạo được các tế bào quang điện và sử dụng ổn định từ đó đến nay.

Đồng thời, ông cũng là một trong số ít các nhà khoa học tại Việt Nam nắm được công nghệ tái chế tinh thể Si.

Được biết, chính phủ Hàn Quốc đã giao cho một công ty trong nước nghiên cứu và thử nghiệm thành công việc tái chế pin mặt trời. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy chỉ dừng ở mức thí nghiệm do không có nguyên liệu đầu vào.

Vòng đời pin mặt trời ở quốc gia này mới được 2 - 3 năm, còn khoảng 18 - 20 năm nữa thì số pin ở các dự án mới trở thành nguyên liệu đầu vào cho nhà máy nói trên.

Theo PGS.TS. Đặng Đình Thống, việc xử lý, tái chế các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng cần đầu tư khá lớn về kinh phí và năng lượng. Tuy nhiên, khi so sánh lượng vật liệu thu hồi được để sử dụng lại với kinh phí và năng lượng cho việc khai thác khoáng sản và tinh luyện chúng cho sản xuất tấm pin mặt mới thì việc xử lý, tái chế các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng kinh tế hơn nhiều.

Nhưng với tính không độc hại của phần lớn các vật liệu trong tấm pin mặt trời và với công nghệ xử lý, tái chế hiện nay thì có thể nói, nguồn các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng không còn là vấn đề đáng lo ngại về mặt môi trường.
 
Liên hệ ngay cho Vinagi để được tư vấn và thi công với chi phí hợp lý nhất thị trường.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Xanh Việt Nhật

Địa chỉ  :

CN1: 14C6 Khu Dân Cư Nam Long, Đường Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM

CN2: Số 14 Ngõ 34/4 Nguyễn Thị Định, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline  :  0942 116 723 ( Mr. Được), 0888 727 338 ( Mr. Vương)

Email    :  info@vinagi.vn

Website:  nhathaucodien.com.vn ; http://vinagi.vn 

Chia sẻ:

Liên Hệ Qua Hotline: 0888 727 338