Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời
Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Gần 1.800 trụ sở công ở TP.HCM sẽ lắp điện mặt trời

Vào năm 2021, Sở Công Thương đã đệ trình Ủy ban Nhân dân TP.HCM để được phê duyệt mở rộng đề án mang tên "Mở rộng thí điểm đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên lãnh thổ TP.HCM". Được chính thức phê duyệt, đây được xem là bước đột phá trong việc thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch và tái tạo, đồng thời hướng tới việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng từ các nguồn truyền thống.

Triển khai đề án lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Hiện TP.HCM đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng dự thảo Nghị định triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, trong đó có nội dung xây dựng trình tự thủ tục triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà công sở trình Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, hiện sở Công Thương TP.HCM đang hoàn thiện và sẽ trình UBND thành phố ban hành trong tháng 8/2023. Dự kiến sẽ triển khai lắp đặt thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tháng 9/2023.

Theo đề án, qua việc rà soát, đã xác định có khoảng 1.800 cơ quan Nhà nước tại TP.HCM có khả năng triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, với tổng công suất dự kiến lên đến 160MWp. Điều này tạo ra một cơ hội lớn để tận dụng tối đa tài nguyên năng lượng mặt trời đang dồi dào tại khu vực này.

Dữ liệu khảo sát từ đề án quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM giai đoạn 2016-2025 đã chỉ ra rằng vào năm 2035, thời gian nắng trung bình mỗi tháng trong mùa khô có thể đạt khoảng 300 giờ (tháng 10), và trong mùa mưa, con số này giảm xuống còn 150 giờ (tháng 3). Điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn TP.HCM rất đáng kỳ vọng, đặc biệt là trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời trên các mái nhà.

Các cơ quan hành chính Nhà nước tại TP.HCM đã tiến hành thí điểm lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Ví dụ, Sở Khoa học và Công nghệ đã lắp đặt hệ thống công suất 20kWp, Sở Tài chính lắp đặt công suất 20kWp, và UBND các Quận như Quận 4 (công suất 34,5kWp), Quận 8 (công suất 22kWp), Quận 10 (công suất 45kWp), Quận 12 (công suất 80kWp), cùng với Quận Phú Nhuận (công suất 88kWp).
Các tấm pin năng lượng mặt trời lắp trong khuôn viên UBND quận 12. Ảnh: Quỳnh Trần.
 
Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt ở UBND quận 4. Ảnh: Trung Sơn.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM cho biết, lắp điện mặt trời trên mái trụ sở công tương tự nhà dân. Thay vì ngân sách chi trả tiền điện, các cơ quan sẽ tiết kiệm một phần tiền điện, lúc trụ sở không sử dụng hết sẽ phát ngược lên lưới bán cho ngành điện. Ngân sách bỏ ra một lần nhưng thu về trong 20 năm, thời gian hoàn vốn khoảng 5-7 năm.

Trao đổi về việc này, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh - cho biết, liên quan đến thời điểm thành phố triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì theo Quyết định 2856 của UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Công Thương đã được phân công cùng các sở, ngành để xây dựng đề án lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

“Hiện chúng tôi đang hoàn thiện và sẽ trình UBND thành phố ban hành trong tháng 8.2023. Dự kiến sẽ triển khai lắp đặt thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tháng 9.2023” - bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết.

Bà Ngọc thông tin thêm, tác động của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đối với môi trường chủ yếu là vấn đề pin thải. Theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 8/2022/NĐ-CP, đối với tấm pin năng lượng mặt trời đã đưa vào danh sách các sản phẩm buộc các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phải thu hồi, tái chế để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, điện và mỹ quan kiến trúc thì trong đề án sẽ quy định các trách nhiệm đối với những cơ quan có liên quan.

 
Theo báo HTV New
Bài Viết : Cần cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời để gỡ khó cho doanh nghiệp 

Bài viết khác

Đối tác
Top